Xu Hướng Tiêu Dùng Trong Ngành Đá Qúy Thời Nay

Trong bối cảnh hiện tại, thị trường trang sức đang có dấu hiệu tăng vượt bậc. Để giữ chân khách hàng các doanh nghiệp cần cập nhật xu hướng tiêu dùng

Nhu cầu và xu hướng tiêu dùng trong ngành đá quý đã có sự chuyển mình mạnh mẽ, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế bị suy thoái. Để giữ chân khách hàng và nâng cao giá trị thương hiệu, doanh nghiệp cần không chỉ cung cấp sản phẩm chất lượng mà còn tạo ra trải nghiệm đáng nhớ cho người tiêu dùng trong mỗi hành trình mua sắm.

Tham khảo ngay>>>Xu Hướng Tiêu Thụ Kim Cương Năm 2024 Tại Việt Nam

Nhu cầu tiêu dùng và xu hướng thị trường đá quý

Ngành đá quý không chỉ đơn thuần là cung cấp sản phẩm cao cấp mà còn là việc tạo ra những trải nghiệm ấn tượng cho khách hàng. Khi thị trường càng phát triển, yêu cầu của người tiêu dùng cũng ngày càng cao. Một sản phẩm tốt chưa đủ trải nghiệm mua sắm tuyệt vời cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc giữ chân khách hàng và nâng cao giá trị thương hiệu.

Tiềm năng phát triển của thị trường đá quý

Tăng trưởng thị trường toàn cầu

Trong bối cảnh hiện tại, thị trường trang sức toàn cầu ước đạt 229,3 tỷ USD vào năm 2019 và được dự đoán sẽ tăng lên 291,7 tỷ USD vào năm 2025. Ngành đá quý, bao gồm kim cương, ngọc trai và các loại đá quý khác, đã đóng góp một phần lớn trong tổng giá trị này. Cụ thể, thị trường trang sức kim cương đã đạt 78 tỷ USD vào năm 2019 và dự báo sẽ tiếp tục mở rộng.

Nhu cầu về sản phẩm chất lượng

Với sự phát triển kinh tế và mức sống của người dân ngày càng nâng cao, nhu cầu người tiêu dùng về đá quý và trang sức cũng ngày càng gia tăng. Khách hàng đang không ngừng tìm kiếm các sản phẩm chất lượng cao, độc đáo và thể hiện được cá tính của bản thân.

Thực trạng ngành đá quý bị tác động bởi suy thoái kinh tế

Suy thoái kinh tế và ảnh hưởng đến ngành đá quý

Trong bối cảnh suy thoái kinh tế gần đây, ngành đá quý cũng không nằm ngoài vòng xoáy này. Dù đã phải đối mặt với không ít thử thách, ngành này vẫn thể hiện được sự phát triển hơn so với nhiều mặt hàng xa xỉ phẩm. Năm 2020, doanh số bán hàng toàn cầu giảm 15%, và thị trường bán lẻ trang sức kim cương chỉ đạt 64 tỷ USD.

Thay đổi tâm lý chi tiêu của người tiêu dùng

Bất chấp những khó khăn, người tiêu dùng có vẻ lạc quan hơn về tương lai. Theo khảo sát, từ 75-80% khách hàng cho biết họ có ý định chi tiêu nhiều hơn cho trang sức kim cương trong thời gian tới. Sự tăng cường tâm lý tiêu dùng cũng đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp cần phải chuẩn bị cho các chiến lược phù hợp để thu hút và giữ chân khách hàng.

Xu hướng tiêu dùng trong ngành đá quý

Chuyển đổi sang mu sắm trực tuyến

Trên thực tế, tình hình suy thoái kinh tế đã thúc đẩy sự chuyển dịch mạnh mẽ sang hình thức mua sắm trực tuyến. Doanh nghiệp cần đảm bảo rằng họ cung cấp những trải nghiệm an toàn và hài lòng cho khách hàng. Hơn nữa, việc tăng cường tiếp thị kỹ thuật số trở thành điều thiết yếu để giữ vững thị trường hiện tại và mở rộng thị trường mới.

Theo thống kê, vào năm 2020, có khoảng 20% doanh số bán lẻ diễn ra qua các kênh online. Số lượng doanh nghiệp bán lẻ trang sức kim cương đã ghi nhận mức tăng trưởng từ 60-70% doanh số so với năm 2019.

Nhu cầu với sản phẩm cá nhân hóa

Khách hàng càng ngày càng khao khát các sản phẩm cá nhân hóa. Đó không chỉ là việc cung cấp các sản phẩm tự thiết kế mà còn là cách mà thương hiệu có thể phục vụ nhiều nhóm đối tượng khác nhau. Doanh nghiệp nào có khả năng đáp ứng nhu cầu tùy chỉnh sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn trong thị trường.

Xu hướng bền vững trong ngành đá quý

Ý thức về môi trường và xã hội

Một trong những xu hướng nổi bật hiện nay là sự gia tăng nhận thức về bền vững và trách nhiệm xã hội. Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến tính bền vững của sản phẩm mà họ mua. Do đó, các doanh nghiệp trong ngành đá quý cần chú trọng đến quản lý chuỗi cung ứng và đảm bảo rằng nguồn gốc sản phẩm được bảo đảm.

Các chương trình truy suất nguồn gốc

Ngành đá quý có thể phát triển các sáng kiến nhằm đảm bảo nguồn gốc của đá quý và kim cương, cung cấp các chương trình bảo hành và đổi trả thích hợp. Các biện pháp này giúp nâng cao niềm tin của khách hàng, tạo điều kiện để họ yên tâm hơn khi lựa chọn sản phẩm.

Thị trường đá quý hiện nay đang mở ra nhiều cơ hội mới dù phải đối mặt với các thách thức to lớn do kinh tế biến động. Doanh nghiệp cần nhanh chóng thích nghi và thay đổi để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, từ đó cải thiện trải nghiệm mua sắm của họ. Để duy trì và phát triển, các doanh nghiệp trong ngành đá quý cần đầu tư vào công nghệ, cá nhân hóa sản phẩm và thực hiện các chiến lược bền vững.

Thông tin tham khảo:

  1. Statista. 2020. Global jewelry market size from 2019 & 2025.
  2. Statista. 2020. Global diamond jewelry market value 2009-2019.
  3. Bain & Company. 2021. Brilliant Under Pressure: The Global Diamond Industry 2020–21.
  4. Luxury Society. 2018. Modernizing the Fine Jewelry Shopping Experience.