Quy Trình Kimberly Là Gì?

Quy trình Kimberly không chỉ là một thuật ngữ quen thuộc trong ngành công nghiệp kim cương mà còn là của sự minh bạch, trách nhiệm, và bảo vệ người tiêu dùng

Quy trình Kimberly (Kimberley Process) không chỉ là một thuật ngữ quen thuộc trong ngành công nghiệp kim cương mà còn là biểu tượng của sự minh bạch, trách nhiệm, và bảo vệ người tiêu dùng. Đây là một sáng kiến quốc tế nhằm ngăn chặn việc buôn bán kim cương từ các khu vực xung đột – những viên đá quý khai thác tại những khu vực này thường được gọi là “kim cương máu.”

Sự Hình Thành của Quy Trình Kimberly

Kim cương từ lâu đã là biểu tượng của tình yêu và sự xa hoa. Tuy nhiên, không phải viên kim cương nào cũng có nguồn gốc thuần khiết. Nhiều viên kim cương, được gọi là kim cương máu, Những viên kim cương máu thường được khai thác bằng người lao động nô lệ và những người này phải đối mặt với môi trường/ điều kiện làm việc cực kỳ nguy hiểm. Và thật không may, một khi những viên kim cương này được tung ra thị trường, rất khó để phân biệt chúng với những viên kim cương hợp phápvà buôn bán trái phép để tài trợ cho các cuộc xung đột.

Quy trình Kimberley được thiết lập để đảm bảo rằng kim cương bạn mua không liên quan đến sự tàn bạo. Quy trình này cung cấp thông tin về nguồn gốc và tính hợp pháp của kim cương, giúp bảo vệ người tiêu dùng khỏi việc vô tình hỗ trợ các hoạt động bất hợp pháp và tàn bạo.

Quy trình Kimberly là gì?

Khoảng 150 năm trước, khai thác kim cương quy mô lớn bắt đầu tại Kimberley, Nam Phi, nơi được biết đến như “Thành phố kim cương” và được coi là trung tâm khai thác kim cương toàn cầu. Vào tháng 5 năm 2000, các quốc gia sản xuất kim cương ở Châu Phi đã họp tại Kimberley để tìm giải pháp ngăn chặn buôn bán kim cương máu, nhằm đảm bảo rằng kim cương không tài trợ cho các cuộc xung đột và bạo lực.

Sau một thời gian thảo luận giữa các chính phủ và tổ chức, vào tháng 11 năm 2002, Quy trình Kimberley (KPCS) được chính thức thành lập. Quy trình này nhằm ngăn chặn kim cương xung đột xâm nhập vào thị trường quốc tế, đảm bảo rằng kim cương không liên quan đến bạo lực và tội ác.

Các quốc gia thành viên trong hiệp hội Kimberly

Các thành viên của Quy trình Kimberley (KP) bao gồm các quốc gia và tổ chức tích hợp kinh tế khu vực đủ điều kiện để giao dịch kim cương thô. Hiện có 59 thành viên đại diện cho 85 quốc gia, trong đó Cộng đồng Châu Âu được tính là một thành viên. Các thành viên bao gồm tất cả các quốc gia lớn sản xuất, xuất khẩu và nhập khẩu kim cương thô. Ngành công nghiệp kim cương, thông qua Hội đồng Kim cương Thế giới, và các nhóm xã hội dân sự cũng là những phần quan trọng của KP. Những tổ chức này đã tham gia từ đầu và tiếp tục đóng góp vào việc thực hiện và giám sát hiệu quả của quy trình.

  1. Nam Phi – Nơi bắt đầu quy trình và là một trong những quốc gia chủ chốt.
  2. Bỉ – Trung tâm thương mại lớn về kim cương và một thành viên quan trọng.
  3. Ấn Độ – Một trong những quốc gia sản xuất và chế tác kim cương hàng đầu.
  4. Canada – Một nhà sản xuất kim cương lớn và tham gia tích cực vào quy trình.
  5. Nga – Quốc gia có trữ lượng kim cương lớn và là thành viên quan trọng của quy trình.
  6. Australia – Một trong những quốc gia sản xuất kim cương lớn và đóng góp vào quy trình.
  7. Botswana – Một trong những quốc gia sản xuất kim cương chính và có vai trò quan trọng trong quy trình.
  8. Zimbabwe – Quốc gia sản xuất kim cương và là thành viên của quy trình.

Các quốc gia khác trên thế giới cũng tham gia vào Quy trình Kimberley, tạo thành một mạng lưới quốc tế hợp tác để đảm bảo rằng kim cương được giao dịch trên thị trường toàn cầu không tài trợ cho các cuộc xung đột và bạo lực.

Hội đồng Kim Cương thế giới làm đại diện

Quy trình Kimberley (KP) được điều phối và giám sát bởi Hội đồng Kimberley, một cơ quan đại diện cho các quốc gia tham gia Quy trình này. Hội đồng Kimberley bao gồm các đại diện từ các chính phủ, tổ chức xã hội dân sự, và ngành công nghiệp kim cương toàn cầu.

Hội đồng Kimberley có nhiệm vụ đảm bảo việc thực hiện các tiêu chuẩn và quy định của Quy trình Kimberley, giám sát các quốc gia thành viên để bảo đảm rằng kim cương không có xung đột được kiểm soát và không rơi vào tay các tổ chức khủng bố hoặc xung đột vũ trang. Hội đồng cũng tổ chức các cuộc họp định kỳ để đánh giá hiệu quả của quy trình và điều chỉnh các chính sách nếu cần thiết.

Ưu điểm và nhược điểm của quy trình Kimberly

Ưu điểm

Trước khi Quy trình Kimberley ra đời, khoảng 15% kim cương trên thế giới là kim cương máu, tức là những viên kim cương được khai thác và buôn bán để tài trợ cho các cuộc xung đột và bạo lực.

Tuy nhiên, sau khi Quy trình Kimberley được thiết lập, tỷ lệ kim cương không xung đột đã tăng lên đáng kể, với khoảng 99,8% kim cương hiện tại không liên quan đến xung đột. Quy trình Kimberley đã giúp giảm thiểu tình trạng buôn bán kim cương máu và nâng cao tính minh bạch trong ngành công nghiệp kim cương toàn cầu.

Nhược điểm

Quy trình Kimberley gần đây đã gặp phải sự chỉ trích vì thiếu minh bạch và các lỗ hổng trong hệ thống. Các điều khoản của quy trình chủ yếu tập trung vào việc ngăn chặn kim cương máu, bỏ qua các vấn đề khác như điều kiện làm việc độc hại, lao động trẻ em, và chính sách lao động khắc nghiệt.

Quy trình Kimberley đã mang lại những thành công đáng kể trong việc giảm thiểu kim cương xung đột và nâng cao tính minh bạch trong ngành công nghiệp kim cương. Dù còn một số thách thức, quy trình này đã tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của ngành.